Pages

Thứ Tư, 27 tháng 3, 2013

Sỏi mật - tự điều trị được không?

Tôi bị sỏi mật 7mm (khi siêu âm mới phát hiện ra). Bình thường không thấy có dấu hiệu gì, chỉ khi nào ăn no quá mới bị đau tức vùng gan. Xin BS hướng dẫn cách điều trị. (Trịnh Đức Anh – Khánh Hòa)


tu-dieu-tri-soi-mat


Sỏi mật là một bệnh lí khá phức tạp, có thể gây ra những biến chứng phiền toái. Tùy theo vị trí của viên sỏi ở trong gan, túi mật hay ống mật mà có thể có những triệu chứng nổi bật khác nhau như: đau vùng gan, mệt mỏi, ăn uống kém, rối loạn tiêu hóa, vàng da cấp tính, có thể có sốt và các triệu chứng khác nặng hơn.


Ngày nay, với máy siêu âm, sỏi mật được phát hiện khá sớm, rõ, đóng góp nhiều vào việc lựa chọn phương pháp điều trị cũng như tầm soát các biến chứng của viên sỏi. Qua siêu âm có thể thấy rõ vị trí, kích thước, số lượng viên sỏi cũng như tình trạng của đường mật, túi mật…


Điều trị nội khoa là phương pháp chính được áp dụng, với các loại thuốc chống đau, chống viêm, làm tan sỏi. Một số thuốc làm tan sỏi thường được dùng như acid chenodesoxycholic (Chelofalk, Chenodex) 125mg, uống 4-6 viên ngày; hay acid ursodexycholic (Ursolvan) uống ngày 2-4 viên. Nói chung cả hai loại thuốc làm tan sỏi nói trên phải uống trong một thời gian khá dài (1-2 năm) và chỉ dùng khi đường kính viên sỏi nhỏ hơn 2cm (thường là sỏi ở túi mật, chưa bị can xi hóa).


Các phương pháp điều trị ngoại khoa được áp dụng như nội soi hoặc phẫu thuật. Nội soi là phương pháp ít sang chấn, có thể lấy sỏi qua tá tràng, cắt túi mật qua nội soi ổ bụng…


Tuy nhiên, nội soi chỉ được áp dụng khi kích thước sỏi còn nhỏ và chưa gây biến chứng, ngoài ra còn tuỳ thuộc vào vị trí của sỏi nữa. Phẫu thuật lấy sỏi áp dụng cho những trường hợp nặng.


Để tránh tái phát, các BS khuyên trong chế độ ăn cần giảm năng lượng, ăn ít mỡ và thịt, ăn ít các thức ăn giàu cholesteron như trứng, hạn chế sử dụng bia rượu và các chất kích thích. Tuy vậy, việc dùng loại thuốc nào cũng như lựa chọn phương pháp điều trị cần tuân theo sự chỉ định của BS điều trị, vì qua thăm khám mới có thể đưa ra chỉ định điều trị cuối cùng. Bệnh nhân không nên tự mua thuốc điều trị.


(Theo Thanh Niên Online)



Sỏi mật - tự điều trị được không?

0 nhận xét:

Đăng nhận xét