Pages

Thứ Ba, 26 tháng 3, 2013

Ðiều trị sùi mào gà

Hiện nay vẫn chưa có thuốc diệt virus sùi mào gà, do vậy người bệnh có thể mang bệnh suốt đời ở tình trạng có biểu hiện triệu chứng hoặc không có triệu chứng và vẫn có nguy cơ lây nhiễm cho các bạn tình.dieu tri sui mao ga 1


Các phương thức điều trị sau đây chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng hoặc loại trừ thương tổn mà không khỏi bệnh hoàn toàn. Bệnh rất dễ tái phát do vệ sinh kém, yếu tố tự lây nhiễm vì HPV vẫn còn trong cơ thể.


Sùi mào gà tiến triển mạn tính, nhiều tháng đến nhiều năm, các triệu chứng không hề giảm đi mà trái lại ngày càng tăng nếu không được điều trị. Thỉnh thoảng có những đợt bội nhiễm gây loét, chảy máu.


- Sùi mào gà ở vùng sinh dục ngoài và hậu môn


+ Axit Trichloacetic 30% bôi ngày 1 lần,


+ Podophyllin 10% – 25% bôi mỗi ngày 1 lần hoặc 2 – 3 lần 1 tuần; 5FU (5-fluorouacil)  5%, Chích Interferon-alpha vào sang thương, bôi Interferon gel…


+ Ðốt lạnh bằng Nitơ lỏng – Đốt điện bằng sóng điện cao tần hay tia laser CO2;


+ Phẫu thuật cắt bỏ hoặc nạo.


- Sùi mào gà trong âm đạo


+ Ðốt lạnh bằng nitơ lỏng -  Đốt điện bằng sóng điện cao tần hay tia laser CO2.


+ Podophyllin 10% – 25% bôi mỗi ngày 1 lần hoặc 2 – 3 lần 1 tuần, hoặc Phẫu thuật cắt bỏ, nạo.


- Sùi mào gà ở cổ tử cung


+ Ðốt lạnh bằng nitơ lỏng – Đốt điện bằng sóng điện cao tần hay tia laser CO2.


- Sùi mào gà ở miệng sáo


+ Cắt nạo, hoặc Ðốt lạnh, đốt nhiệt, hoặc Axit Trichloacetic 30% chấm 1 lần mỗi ngày.


- Sùi mào gà ở hậu môn


+ Ðốt lạnh, đốt nhiệt, hoặc Podophyllin 10% – 25% bôi mỗi ngày 1 lần hoặc 2 – 3 lần 1 tuần, hoặc Phẫu thuật cắt bỏ.


** Chú ý: Không sử dụng Podophyllin cho phụ nữ có thai, cho con bú và không bôi ở cổ tử cung. Bệnh nhân tự rửa sạch sau khi bôi thuốc 4 – 5 giờ.



Ðiều trị sùi mào gà

0 nhận xét:

Đăng nhận xét