Pages

Thứ Sáu, 12 tháng 4, 2013

Một số triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân viêm tụy cấp

Viêm tuỵ cấp là tình trạng viêm cấp tính ở tụy do hoạt hóa các proenzyme ngay tại tụy gây ra sưng, phù nề tổ chức tụy hoặc nặng hơn nữa là gây ra chảy máu, hoại tử trong nhu mô tụy. Có khoảng 80% viêm tụy cấp có nguyên nhân, 20% không rõ nguyên nhân.benh nhan viem tuy


Nguyên nhân


Hai nguyên nhân phổ biến nhất của viêm tụy cấp (40-50%) là sỏi đường mật chính hoặc giun chui lên đường mật và do rượu. Một số trường hợp viêm tụy cấp xảy ra sau những bữa tiệc liên hoan có uống nhiều rượu. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây viêm tụy ở các nước châu Âu. ở nước ta nguyên nhân do rượu cũng ngày càng tǎng.


Viêm tuỵ cấp là tình trạng viêm cấp tính ở tụy do hoạt hóa các proenzyme ngay tại tụy gây ra sưng, phù nề tổ chức tụy hoặc nặng hơn nữa là gây ra chảy máu, hoại tử trong nhu mô tụy.


Có khoảng 80% viêm tụy cấp có nguyên nhân, 20% không rõ nguyên nhân. Hai nguyên nhân phổ biến nhất của viêm tụy cấp (40-50%) là sỏi đường mật chính hoặc giun chui lên đường mật và do rượu. Một số trường hợp viêm tụy cấp xảy ra sau những bữa tiệc liên hoan có uống nhiều rượu. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây viêm tụy ở các nước châu Âu. ở nước ta nguyên nhân do rượu cũng ngày càng tǎng.


Còn lại là do các nguyên nhân khác như:


- Rối loạn chuyển hóa (tǎng canxi máu, tǎng mỡ trong máu).


- Do dùng một số thuốc: Thuốc điều trị tǎng huyết áp nhóm methyldopa, thuốc điều trị loét dạ dày, tá tràng nhóm cimetidine.


- Do sử dụng ma tuý.


- Do bị chấn thương hoặc một số phẫu thuật vùng bụng.


- Do bất thường về cấu tạo tuyến tụy, sỏi tụy.


- Do nhiễm trùng, ký sinh vật, nhiễm các loại virut.


Một số triệu chứng thường gặp


Đau bụng: Thấy ở 100% trường hợp viêm tụy cấp. Đau bụng là triệu chứng mở màn khiến người bệnh phải đi khám. Đau thường xảy ra đột ngột, dữ dội lúc đầu đau ở vùng trên rốn hoặc dưới sườn phải đôi khi đau khắp bụng. Đau kéo dài dai dẳng rồi lan xuống vùng dưới rốn hoặc ra sau lưng. Một số ít trường hợp đau vừa phải kéo dài trên 24h.


Buồn nôn: Kèm với đau bụng bệnh nhân có cảm giác buồn nôn hoặc nôn. Lúc đầu nôn ra thức ǎn, sau không ǎn cũng nôn và nôn ra mật vàng đắng. Sau khi nôn xong triệu chứng đau không giảm. Bụng trướng do ứ hơi trong các quai ruột.


Sốt: Sau vài giờ có thể xuất hiện sốt. Mức độ sốt khác nhau tuỳ theo tình trạng viêm và bội nhiễm thêm các vi khuẩn ở tụy, có khi không sốt.


Biến chứng: Nếu viêm tụy nặng có nguy cơ hoại tử hoặc chảy máu trong tụy. Bệnh nhân có thể bị sốc biểu hiện như: Khó thở, vã mồ hôi, da xanh tái, đái ít, mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụt, rối loạn thần kinh tâm thần, xuất huyết tiêu hóa. Nếu không xử trí kịp thời người bệnh có thể tử vong.


Chẩn đoán và xét nghiệm


Để xác định bệnh, ngoài dựa vào các biểu hiện kể trên, các thầy thuốc sẽ cho làm các xét nghiệm:

Men tụy tǎng: Amylas, lipas trong máu, nước tiểu đều tǎng. Tuy nhiên vì men tụy đào thải rất nhanh ra nước tiểu nên ở giai đoạn nào đó men tụy trong máu không còn cao nữa hoặc tǎng không nhiều nên dễ bỏ qua chẩn đoán.


Nếu có nhiễm khuẩn ở tụy: Xét nghiệm thấy bạch cầu tǎng, chủ yếu bạch cầu đa nhân trung tính.


Điện giải máu: Là xét nghiệm góp phần đánh giá mức độ nặng nhẹ của viêm tụy cấp. Nếu canxi máu hạ là dấu hiệu không tốt.


Siêu âm và chụp cắt lớp vi tính: Rất có giá trị để chẩn đoán viêm tụy và phát hiện một số nguyên nhân gây viêm tụy cấp như sỏi hoặc giun chui lên đường mật.


Các hình ảnh tổn thương như áp xe tụy, nang nước ở tụy, tụy to, có dịch quanh tụy. Vì vậy sau khi điều trị ổn định bệnh nhân nên kiểm tra và xét nghiệm định kỳ để phát hiện các biến chứng của bệnh.


Điều trị


Nhịn ǎn tuyệt đối là phương pháp quan trọng nhất trong điều trị. Các thầy thuốc sẽ đặt ống thông vào dạ dày để hút dịch, hơi trong dạ dày.


Tiêm thuốc giảm đau (chú ý không dùng chế phẩm có chứa thuốc phiện gây co thắt cơ Oddi làm cản trở sự lưu thông của dịch tụy xuống ruột, sẽ làm tǎng tình trạng viêm ở tụy). Dùng kháng sinh để chống nhiễm khuẩn ở tụy. Nuôi dưỡng, bù dịch và điện giải bằng đường tĩnh mạch. Nếu có sốc, suy hô hấp phải điều trị tại phòng điều trị tích cực.


 Trường hợp điều trị tích cực bằng thuốc nhưng bệnh nhân vẫn trong tình trạng sốc, cần can thiệp bằng phẫu thuật hoặc nội soi để giải quyết nguyên nhân gây viêm tụy.


Phòng ngừa


Trong phòng ngừa viêm tụy cấp nên tập trung chủ yếu vào các nguyên nhân gây viêm tụy cấp như:


- Ǎn uống vệ sinh đề phòng nhiễm giun, tẩy giun định kỳ.


- Không uống quá nhiều rượu.


- Hạn chế ǎn mỡ động vật.


- Nếu có sỏi và giun đường mật cần lấy sỏi, giun qua nội soi.



Một số triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân viêm tụy cấp

0 nhận xét:

Đăng nhận xét