Pages

Thứ Ba, 9 tháng 4, 2013

Một số điều cần biết về bệnh vảy nến

Vảy nến (Psoriasis) là một bệnh ngoài da mãn tính, hay tái phát với đặc trưng là những mảng hồng ban có vảy trắng bạc và dính rất ngứa, thường có trên khuỷu tay, cánh tay trước, đầu gối, chân, da đầu… Bệnh vảy nến do rối loạn biệt hóa lành tính của tế bào thượng bì (da), điều trị rất khó khăn, dễ gây chán nản vì không có thuốc đặc trị.benh vay nen


Bệnh có ở 1,5-2% dân số thế giới, gặp nhiều ở vùng Bắc Âu với tỷ lệ 1,5 – 3% và 7-10% tổng số các bệnh nhân đến các phòng khám da liễu ở Việt Nam với di truyền tính trội.


  1.Nguyên nhân gây bệnh


Đến nay, dù chưa hiểu được hết căn nguyên của bệnh nhưng các nhà khoa học thấy có một số nguyên nhân chính:




  • Yếu tố di truyền: 70% trường hợp song sinh cùng mắc, 30% trường hợp có yếu tố gia đình.


  • Yếu tố tâm lý: Bệnh gia tăng hoặc tái phát liên quan chặt chẽ tới stress.


  • Nhiễm khuẩn: Yếu tố này thấy rõ ở trẻ em, nhất là với vảy nến thể giọt, bệnh giảm khi dùng kháng sinh penicillin.


  • Vai trò của thuốc: Bệnh gia tăng khi dùng các loại thuốc như kháng sốt rét tổng hợp, lithium. Đặc biệt, sử dụng corticoid đường toàn thân làm bệnh nặng lên khi dừng thuốc và tiến triển sang thể đỏ da toàn thân hoặc thể mủ.


  2.Triệu chứng


Đặc điểm bệnh rất dễ nhận thấy bởi những tổn thương riêng lẻ có giới hạn rõ. Người bệnh thấy xuất hiện các đám mảng đỏ kích thước khác nhau, từ vài milimet đến vài chục centimet, hơi gồ cao, nền cứng cộm.


Vảy nhiều tầng, nhiều lớp, dễ bong, khi cạo vụn ra như bột phấn, như vết nến rơi lả tả. Vảy tái tạo rất nhanh, số lượng nhiều. Thương tổn mới xuất hiện trên các vùng bị kích thích như gãi, tiêm, mổ; kích thích lý hóa… thường xuất hiện đầu tiên ở vùng da đầu và vùng bị tỳ đè, sau vành tai, khuỷu tay, đầu gối, hông, vùng cơ quan sinh dục.


Đôi khi bệnh lan khắp cơ thể. Có khi còn gặp vảy nến ở nếp gấp hay dạng đỏ da lan tràn toàn thân và khó điều trị. Móng tay, lông mày, rốn, hậu môn cũng thường bị bệnh trong 60% các trường hợp.


Vảy nến là bệnh không lây lan (trừ khi bệnh xâm nhập xương khớp hoặc nhiễm độc), không gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe, chỉ ảnh hưởng tâm lý, buồn phiền vì da… chẳng giống ai.


  3.Điều trị


Hiện nay không có trị liệu nào dứt được bệnh vảy nến, mà chỉ làm dịu tạm thời.


Thường thường, vảy nến được chữa theo ba phương thức:


1- Thuốc bôi ngoài da: Loại Corticosteroids như ultravate, tenovate, psorcon; Loại Donovex thuộc nhóm vitamin A analog; Loại Topical Retinoid như tazorac; Nhóm Coal Tar; Acid Salycylic 5%, dầu hắc ín, dithranol, calcipotriol, tazanotene.


2- Điều trị toàn thân với methotrexate, cyclosporine, saulfasalazine, acitretin.


Các loại thuốc này phải được bác sĩ kê đơn và theo dõi vì chúng khá độc.


 Bệnh vảy nến có thể chữa bằng Skin cap Spray.


Tháng 1/2003, FDA chấp thuận cho tiêm thuốc amevive (alefacept) dược phẩm sinh học tác dụng trên tế bào miễn dịch T cell để trị bệnh nghi là do miễn dịch gây ra.


 3- Trị liệu ánh sáng như Ultraviolet B (UBV), PUVA (Psoralen Plus Ultraviolet Ạ)


Liệu pháp UVAB được chỉ định nhiều trong điều trị vảy nến trong khi sử dụng các phương pháp khác không có hiệu quả, với cơ chế tác động là dùng tia cực tím tác động lên thượng bì và trung bì qua hai tác động chính là tác động lên a-xít nhân (ADN) và hệ miễn dịch.


Phổ biến nhất hiện nay là phương pháp PUVA (uống thuốc psoralen gây cảm ứng ánh sáng, sau đó chiếu tia cực tím sóng dài UVA), có thể đạt 80-90% kết quả, nhưng tỷ lệ tái phát 40% hoặc hơn. Các bài thuốc đông y cũng nhiều nhưng hiệu quả còn hạn chế. Phơi nắng nhẹ cũng giúp phần nào nhưng đừng để cháy nắng. Thường xuyên làm da mềm với nước pha epson, dead sea salts, dầu ăn, white petroleum, salicylic acid cũng làm giảm bệnh.


(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)



Một số điều cần biết về bệnh vảy nến

0 nhận xét:

Đăng nhận xét