Pages

Thứ Tư, 10 tháng 4, 2013

Không nên quá lo lắng khi mắc bệnh vẩy nến

Vảy nến” là một bệnh ngoài da khá hay gặp. Vảy nến có tổn thương da là các sẩn nổi cao hơn mặt da, trên có nhiều vảy trắng mỏng dễ bong. Nếu cạo hết vảy ta thấy có nền da đỏ tươi ở dưới.


lo lang


Vảy phát triển rất nhanh


Lúc mới phát tổn thương có thể chỉ là những sẩn nhỏ hoặc những chấm đỏ với rất ít vảy ở phía trên nhưng nếu không chữa trị ngay khi xuất hiện, vảy nến sẽ phát triển rất nhanh.


Tổn thương thường hay khu trú ở các vùng hay tỳ đè như khuỷu tay, đầu gối, mông lưng, thậm chí là vùng da đầu. Tổn thương có thể chỉ là những sần nhỏ như giọt nước nhưng cũng có thể phát triển rộng ra rồi liên kết lại với nhau thành những mảng lớn.


Ngoài ra nhiều bệnh nhân có những mảng tổn thương lớn chiếm hết cả lưng, hai mông hoặc các chi. Trường hợp bị vảy nến ở đầu, do không gây rụng tóc nên nhiều người cho rằng chỉ là gầu tóc bình thường, sau đó tổn thương dần lan rộng xuống mặt rồi lan ra toàn thân.


Một số bệnh nhân khi bệnh tiến triển kéo dài hoặc điều trị không đúng thuốc có thể gây đỏ da toàn thân, sốt, mệt mỏi. Trường hợp này cần nhanh chóng nhập viện để được điều trị.


Tổn thương da còn có thể đi kèm với việc đau các khớp xương hoặc tổn thương cả móng tay, móng chân. Thường thì bệnh nhân ngứa ít hoặc không ngứa. Bệnh nặng thêm hoặc sau khi được chữa trị sẽ nhanh chóng phát lại, khi người bệnh bị những tổn thương về tinh thần do những căng thẳng tinh thần kéo dài không được giải quyết triệt để, những nhiễm trùng mạn tính hoặc cấp tính, ăn uống một số thức ăn như rượu, thịt bò…


Nếu không chữa trị ngay khi vảy xuất hiện, bệnh rất dễ tiến triển mạn tính với những đợt tái phát sau những quãng thời gian ổn định, tuy vậy bệnh không ảnh hưởng đến tính mạng.


Quá lo lắng sẽ làm bệnh nặng thêm


Bệnh vảy nến không lây lan cho người khác nhưng gây trở ngại lớn nếu tổn thương da phát ở vùng da hở như mặt, tay làm cho bệnh nhân khó khăn trong giao tiếp. Cần bình tĩnh để tìm hướng điều trị, không nên lo lắng quá về bệnh tật vì sẽ làm cho bệnh nặng lên.


Điều trị tại chỗ bạn có thể tắm gội bằng Sastid hoặc Polytar. Bôi mỡ Salicylé 5% hoặc mỡ BenzoSaly vào tổn thương có nhiều vẩy. Nếu tổn thương bớt vảy hoặc hết vảy thì bạn có thể bôi các chế phẩm có chứa steroid như Temprosone, Flucinar, Synalar, Fucicort, Diprosalic…


Song song là điều trị toàn thân khi bệnh trong giai đoạn bùng phát thì bạn nên dùng một đợt kháng sinh như Ampicilline hoặc Rovamycin. Có thể dùng thêm thuốc chống ngứa, chống dị ứng như Phenecgan hoặc Chlorpheniramine lúc đi ngủ.


Không nên tiêm K-Cort hoặc uống Prednisolon vì dùng những thuốc này bệnh giảm rất nhanh nhưng tái phát nhanh với mức độ nặng hơn thậm chí có thể bị đỏ da toàn thân ở một số trường hợp. Tốt nhất là nên có sự chỉ định và theo dõi của bác sỹ chuyên khoa da liễu.


BS. Nguyễn Thiết



Không nên quá lo lắng khi mắc bệnh vẩy nến

0 nhận xét:

Đăng nhận xét